Cải cách kinh tế đến từ việc cải cách tư duy

Không có gì là ngạc nhiên khi ông Malcom Turnbull, tân Thủ tướng của nước Úc nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng các doanh nghiệp mới thành lập, khi ông nói về nước Úc của tương lai là đất nước năng động, đổi mới, sáng tạo. Cộng đồng này nhận ra rằng ông đang đi theo đúng cách sống của họ. Một câu hỏi được đặt ra là làm cách nào nước Úc có thể đạt được mục tiêu đó?

Bài viết này được dịch từ bài viết của tác giả Giáo sư Marek Kowalkiewicz, hiện đang làm việc cho hãng tư vấn và kiểm toán PWC. Tác giả phân tích thực tế của một số nền năng động trên thế giới và bình luận về việc nước Úc làm cách nào để đạt được mục tiêu như Thủ tướng mới của Úc là ông Malcom Turnbull mong muốn.

Thủ tướng mới của Úc từng là luật sư và doanh nhân thành đạt, đồng thời là một trong những người giàu nhất Úc. Ông là chủ tịch của Phong trào Cộng hòa ở Australia, ủng hộ mạnh mẽ việc cải cách. Ông đề xuất nội các mới của Australia gồm 5 nữ bộ trưởng, số lượng bộ trưởng nữ nhiều hơn hẳn so với các nội các trước đây, ông nói: “Nếu chúng ta muốn duy trì sự thịnh vượng, đưa nền kinh tế Australia trở thành đàu tàu thế giới, cùng với phúc lợi cho người dân, chúng ta cần phải cạnh tranh hơn, hiệu quả hơn và trên tất cả chúng ta cần đổi mới hơn. Chúng ta cần nỗ lực hơn nữa, đổi mới hơn nữa”.

Dưới đây là bài viết của tác giả Marek đứng dưới quan điểm là một công dân Úc, một nhà kinh tế học.

Trên thế giới có một số quốc gia được mọi người nhìn nhận là năng động, đổi mới, sáng tạo, đó chính là Mỹ, là Singapore và Estonia, chúng ta có thể học hỏi được gì từ những nước này? Nước Mỹ dẫn đầu cuộc cách mạng kỹ thuật số, bắt đầu từ thung lũng Silicon. Tại đó, trường đại học Stanford và một số trường đại học khác đã cung cấp các khóa học về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (viết tắt là STEM) – những nghiên cứu cơ bản, những chuyên môn sâu về kinh doanh, về ngành công nghiệp có vốn liên doanh và về chính sách đầu tư của chính phủ nhằm đảm bảo cho sự ổn định và bền vững của nền kinh tế. Ở Mỹ, sự sáng tạo, đổi mới và nhanh nhẹn đã ăn sâu vào nhận thức của người dân. Các phong trào sản xuất được minh chứng bằng các công ty nổi tiếng toàn cầu như Maker Faires, được thành lập ở bang California hay như dự án City X đào tạo những thanh niên trẻ tuổi về sáng tạo tại Wisconsin.

Bên cạnh Mỹ, Singapore là một trong những nền kinh tế kỹ thuật số tiên tiến và được hưởng nhiều lợi ích từ các cam kết của chính phủ. Singapore muốn trở thành một trong những quốc gia “thông minh” nhất thế giới. Chính phủ đã thành lập các viện nghiên cứu chuyên vào việc tạo ra lĩnh vực kinh tế mới sôi động cho các doanh nghiệp mới thành lập. Chính phủ cũng dành nhiều nguồn tiền ưu đãi cho các doanh nghiệp mới thành lập và có cơ chế thuế hấp dẫn. Singapore muốn trở thành một đất nước thông minh và có giáo dục đầy đủ. Trong suốt 50 năm qua, các lãnh đạo của quốc gia này đều nhận thức rằng kiến thức chính là nguồn lực quý giá nhất của đất nước.

Estonia là một nền kinh tế trẻ, tiến rất nhanh trong lĩnh vực kỹ thuật số. Việc không có nhiều di sản để lại khiến người dân nước này nhanh chóng tiếp nhận các giải pháp kỹ thuật số, họ không phải nghĩ về việc bảo quản những di sản cũ, nước này chính là thiên đường cho các nhà phát minh. Chính phủ Estonia đã có những cú hích mạnh về giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán trong hệ thống giáo dục của nước này. Kết hợp với tư tưởng kinh doanh ngay khi nước này được khôi phục vào năm 1991, tạo nên một làn sóng hoàn hảo cho việc phát triển nền kinh tế, điều này sẽ không thể thành hiện thực nếu thiếu sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ.

Ở Mỹ, Singapore và Estonia, vấn đề đều nằm ở các yếu tố là sự hỗ trợ của chính phủ, giáo dục và văn hóa đổi mới. Chính phủ đóng vai trò năng động, một hệ thống kinh tế vững mạnh như thung lũng Silicon chỉ có thể phát triển khi Chính phủ có chiến lược thúc đẩy. Chính phủ Mỹ hiện nay đang chuyển sang vai trò hỗ trợ đối với nền kinh tế kỹ thuật số trở nên chín muồi này.

Chính phủ Singapore hành xử như một chính phủ vừa mới thành lập, với tầm nhìn rõ ràng, với chiến lược đầu tư và khuyến khích. Và Estonia, nền kinh tế trẻ nhất đang trong giai đoạn ươm mầm, đang tìm mọi cách để tạo ra một hệ sinh thái cho doanh nghiệp. Ở các nước này giáo dục được ưu tiên hàng đầu, mô hình phi tập trung giáo dục tại nước Mỹ đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, sản sinh ra những tài năng cho đất nước. Mô hình cơ cấu giáo dục của Singapore lại sản sinh ra những công dân có tay nghề kỹ thuật cao còn Estonia lại có truyền thống nhấn mạnh vào việc đào tạo các kỹ năng về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán và trước năm 2020 sẽ hướng vào việc số hóa các kinh nghiệm học tập trước.

Kiên định

Trong khi các chính sách và giáo dục đóng vai trò quan trọng thì văn hóa đổi mới được nhìn nhận là điều kiện tiên quyết. Obama đã mang các nhà phát minh đến Nhà trắng. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sử dụng Facebook and Google Drive để chia sẻ và thảo luận về chương trình phần mềm C++ code mà ông đã viết vài năm trước đây. Chủ tich nước Estonia, ông Toomas Ilves thường nhắc mọi người rằng đất nước trẻ Estonia đứng đằng sau các công nghệ đột phá như Skype.

Người Estonia kiên định, tò mò và không ngại thử nghiệm. Người Singapore thì kỷ luật, tham vọng, biết sử dụng các kỹ thuật một cách khôn ngoan. Người Mỹ đầy tự tin, có tố chất kinh doanh, có tính toàn cầu trong hành động. Họ là những nhà phát minh của nền kinh tế kỹ thuật số theo cách riêng của họ. Chính phủ các nước này khuyến khích đổi mới thông qua hành động cụ thể chứ không phải thông qua cơ cấu tổ chức, điều này chính là để xây dựng văn hóa đổi mới cho nền kinh tế.

Niềm tin, các giá trị, nhận định và kinh nghiệm kinh doanh của Thủ tướng Úc Turnbull sẽ là yếu tố sống còn để ông kiên định với chương trình đổi mới và tinh thần doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống kinh tế Úc. Vấn đề cốt lõi là cần xây dựng được một hệ thống giáo dục tốt, phải thực sự mạnh trong việc phát triển kỹ năng về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán, còn các kỹ năng sáng tạo cũng chỉ ở mức quan trọng bậc trung. Chúng ta cần nuôi dưỡng sự tò mò, sáng tạo và các ý tưởng kinh doanh mới và chúng ta cần nhớ rằng giáo dục không bao giờ dừng lại: việc học tập cả đời và kỹ năng số hóa là chìa khóa cho sự thành công của một nền kinh tế kỹ thuật số.

Những con người đổi mới, sáng tạo và năng động cần phải được chăm sóc và chào đón, như Tổng thống Obama đã ca ngợi những giới trẻ khi sáng tạo trong các trang tin cá nhân, chúng ta hy vọng rằng ông Turnbull sẽ tiếp tục công nhận các cá nhân và doanh nghiệp có tố chất kinh doanh. Và giống như những nền kinh tế thành công khác, chúng ta cần có một môi trường mà những doanh nghiệp mới thành lập sẽ trụ lại được ở đây. Người Úc cần kiên định và khao khát có một nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất thế giới, chúng ta không có lý do gì để nghi ngờ về điều này. Nếu cách nhìn ban đầu chưa đúng, chúng ta có thể làm lại, cũng giống như khi một doanh nghiệp vừa bắt đầu hoạt động, cũng phải làm đi làm lại nhiều việc thì mới có hiệu quả cao.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *